Theo EurekAlert, các nhà khoa học Mỹ ở Đại học Montana đã phát triển một thiết bị gọn nhẹ cầm tay có thể giúp tạo ra một miếng băng chữa bệnh và phun nó lên vết thương hở. Công nghệ này làm cho công việc sơ cứu trở nên dễ dàng.
Thiết bị phun băng gạc thay thế sử dụng phương pháp đốt điện, được sử dụng rộng rãi trong y sinh. Sợi polymer được tạo ra bằng cách sử dụng trường tĩnh điện. Để làm cho công nghệ thích ứng với việc xử lý các vết thương dễ bị tổn thương, các nhà khoa học đã hạn chế tác động của trường điện để đưa các sợi dược liệu lên bề mặt da một cách an toàn.
Thay vì sử dụng chênh lệch điện áp giữa thiết bị và bề mặt da để phun băng thì các nhà khoa học đã sử dụng không khí. Các tác giả của công trình giải thích hoạt động của thiết bị có thể được so sánh với bình xịt phun sơn dưới áp lực. Thiết bị này đã được thử nghiệm trên vết thương lợn cũng như trên bàn tay người có đeo găng. Thiết bị phun sợi tạo băng được chứng minh là an toàn trong việc đưa thuốc đến vị trí bị tổn thương.
Các nhà nghiên cứu giải thích cách thức này có thể được sử dụng để bảo vệ vết thương hở không bị nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài, cũng như kiểm soát được lượng thuốc phun theo thời gian. Các vật liệu tạo băng và thuốc có thể được bác sĩ lựa chọn riêng cho từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân. Công nghệ này sẽ giúp cung cấp hỗ trợ lành nghề hơn cho những trường hợp khẩn cấp ở những vùng không có dịch vụ y tế.
Vũ Trung Hương
Tất cả vì một chữ - tham
Mấy ngày qua, báo chí và mạng xã hội liên tục đưa tin về vụ Cocobay ở Đà Nẵng của tập đoàn Thành Đô (Empire Group). Từng là dự án...
Suy nghĩ về một bản kiến nghị
Đó là bản kiến nghị của mười hai nhà học giả, khoa bảng có tiếng gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối đặt tên đường Francisco De Pina...
Không phải cứ lấy tiền dân, trả doanh nghiệp là xong!
Kết luận của Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Nhật về phương án xử lý Trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91, thống nhất phương án tối ưu là nghiên...
Cảm ơn bạn đã gửi ý kiến.
Bạn đã gửi ý kiến cho bài viết này.